Rệp là loài côn trùng nhỏ, thân mềm, ăn nhựa cây và có thể nhanh chóng phá hỏng cây hoa giấy của bạn.
Loài gây hại này có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau như sinh trưởng còi cọc, vàng lá và giảm hoa.
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về cách điều trị hiệu quả rệp trên cây hoa giấy lần lượt theo các cách sau bạn nhé:
Nhận biết Rệp trên cây Hoa giấy
Trước khi xử lý rệp trên Hoa giấy, điều quan trọng là ta phải xác nhận rằng đây đúng là Rệp.
Là loài côn trùng nhỏ (1-3 mm), hình quả lê, có thể có màu xanh lục, vàng, nâu hoặc đen.
Chúng thường tập trung ở mặt dưới của lá, trên chồi mới và trên hoa. Để xác định nó, bạn hãy kiểm tra một trong những đặc điểm sau:
• Chất nhầy dính, có đường chỉ nhầy trên lá hoặc thân cây.
• Lá biến dạng, đa số là bị quăn, Rệp sẽ ở bên trong chỗ quăn đó.
• Lá bạc màu.
• Có Kiến, chất đường mà Rệp tạo ra thường thu hút Kiến.
Các cách trị Rệp trên cây Hoa giấy
Thuộc lớp côn trùng có cấu trúc đơn giản nên có vô số cách thức và hóa chất khác nhau để tiêu diệt chúng. Dưới đây Hoa Giấy Net sẽ chia sẻ cho các cách tiêu diệt Rệp.
Tuy chưa phải là toàn bộ nhưng sẽ là các cách thông dụng và đơn giản nhất mà ai cũng có thể thực hiện được:
Cách 1: Tay không bắt giặc
Thật bất ngờ phải không nào, cách này áp dụng cho trường hợp nhà bạn chỉ có một hoặc vài cây Hoa giấy nhỏ và có số lượng Rệp ít trên cây(1 hoặc vài đám bọ).
Thật vậy bạn hãy dùng tay không hoặc đồ dùng thích hợp gạt chúng ra ngoài rồi tiêu diệt chúng, Nó hoàn toàn vô hại với con người, sau đó vệ sinh tay sạch sẽ là đã giải quyết nhanh chóng vấn đề này rồi.
Còn nếu bạn quá bận rộn thì cách nhanh nhất là cắt phăng mầm cây có rệp cư chú và tiêu hủy chúng đi.
Chúc bạn thành công với phương pháp này nhé!
Cách 2: Sử dụng lọ xịt muỗi
Cách này áp dụng cho cây Hoa giấy nhà bạn bị Rệp với số lượng vừa hoặc ít. Lọ xịt Muỗi thường chứa thuốc trừ sâu nồng độ thấp nhằm tiêu diệt hoặc xua đuổi muỗi.
Lý do Rệp chết phụ thuộc vào loại hóa chất được sử dụng trong bình xịt, bao gồm:
• Pyrethroid – Hợp chất chiết xuất từ Hoa cúc, làm tê liệt hệ thần kinh của Rệp.
• N,N-Diethyl-meta-toluamide – Làm mất mùi của vật chủ, dẫn tới Rệp không phân biệt được đâu là Hoa giấy, đâu là không.
• Picaridin, dầu bạch đàn chanh và dầu sả – Các chất này có trong các sản phẩm xịt Muỗi cao cấp với cơ chế tiêu diệt khác so với 2 chất được liệt kê ở trên.
Chúc các bạn thành công với phương pháp thứ 2 này nhé!
Cách 3: Sử dụng dầu Neem
Nó thực sự hiệu quả đấy bạn, dầu Neem diệt Rệp bằng nhiều cách khác nhau. Khi tiếp xúc với thân cây, loại dầu này sẽ tạo ra thứ mùi cực kỳ khó chịu đối với côn trùng, khiến nó chẳng còn tâm trạng nào để ăn uống nữa.
Thứ 2, dầu Neem có công dụng như một chất điều hòa sinh trưởng của côn trùng, làm gián đoạn quá trình lột xác và biến thái hình thể, ngăn không cho Rệp trưởng thành.
Chưa hết đâu bạn, dầu Neem còn một đòn chí mạng cuối cùng là hạ độc thủ đối với một số côn trùng. Cơ chế gây độc chính xác có thể khác nhau tùy thuộc vào loài côn trùng và loại công thức dầu neem được sử dụng. Một số cơ chế thường bao gồm tác động vào hệ thống Hormone của côn trùng, làm hỏng hệ thống tiêu hóa và ức chế khả năng chuyển hóa dinh dưỡng của Rệp.
Bạn có thể mua dầu Nem ở các cửa hàng vật tư hoặc các trang thương mại điện tử.
Chúc bạn thành công với phương thức diệt Rệp này nhé!
Cách 4: Sử dụng thuốc trừ sâu diệt Rệp
Đây cũng là phương thức chắc chắn để tiêu diệt Rệp khỏi cây Hoa giấy của bạn, nhưng chúng tôi không khuyến khích cách này vì nó độc hại và ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Cách này thường được áp dụng thực tế với trường hợp Rệp xuất hiện thường xuyên và rất cứng đầu, hoặc ở các nhà vườn với tỷ lệ bị Rệp rất cao và hầu như cách xa khu dân cư nên đây sẽ là phương pháp tiết kiệm thời gian và hiệu quả cho chúng ta.
Sự nguy hiểm của thuốc trừ sâu như thế nào thì chúng ta không cần phải nhắc tới nữa phải không các bạn. Hãy đảm bảo đồ phun, đồ bảo hộ và pha chuẩn nồng độ ghi trên bao bì trước khi thực hiện phun thuốc nhé.
– Lưu ý nhỏ: Đa số mọi người không quen với việc sử dụng thuốc nên thường pha với thể tích rất nhiều, sau khi phun còn thừa một lượng thuốc(lên tới vài lít). Phun tiếp thì thừa và độc hại, không thì cũng chưa biết đổ thải vào đâu!
Bạn nên đi tìm và tham khảo mọi người xung quanh để có điều kiện đủ, rồi sử dụng hết số thuốc còn thừa.
Trường hợp xấu nhất thì bạn nên đổ lượng thuốc dư thừa vào một gốc cây to cách xa khu dân cư. Tuyệt đối không đổ ra kênh rạch, hoặc sông suối cho dù là mương nước thải. Sẽ không ai muốn phải gánh chịu hậu quả của việc đó cả.
Chúc các bạn thành công!